Đá hoa cương trông các công trình nổi tiếng

Đá hoa cương rất đẹp và bền từ bao đời xưa đã được sử dụng rất nhiều trong xây dựng, bạn có thể thấy nó hiện hữu ở khắp mọi nơi trên thế giới. Với tính chất đặc trưng là cứng, bền, ít bị mài mòn, nó đã được rất nhiều kiến trúc sư tin tưởng rằng công trình của họ sẽ trường tồn mãi với nhân loại.

1. Núi Rushmore - Khu Tưởng niệm Quốc gia trên khối đá hoa cương
Là một quần thể tượng đài được coi là “biểu tượng của mọi biểu tượng” ở nước Mỹ, sánh ngang cùng nữ thần tự do với chân dung 4 nhà tổng thống vĩ đại trên khối đá hoa cương của núi Rushmore, gần thành phố Keystone, tiểu bang South Dakota, Hoa Kì. Đây là tác phẩm của Gutzon Borglum và sau này là con trai ông Lincoln Borglum gia công đá hoa cương. Công trình bắt đầu vào năm 1927 và kết thúc vào năm 1941, ban đầu, người ta dự định tạc tượng 4 vị tổng thống từ đầu đến thắt lưng, tuy nhiên, do hết kinh phí nên đành phải chấm dứt khi hoàn thành xong 4 chân dung của 4 vị tổng thống.

da hoa cuong tong thong my


Ý tưởng ban đầu là của nhà sử học Doane Robinson, ông dự định sẽ khắc họa những nhân vật đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ có công khai phá miền Tây trên đỉnh núi Needles để thu hút du lịch và ông đã quyết định giao công trình này cho nhà điêu khắc Gutzon Borglum. Tuy nhiên, khi ông Borglum đến khảo sát địa chất ở nơi này thì nhận thấy rằng nó không phù hợp vì không cứng cáp, đồng thời có nhiều vết nứt, sau đó ông phát hiện ra đỉnh núi Rushmore: ngọn núi nổi lên hẳn so với khu vực xung quanh, dưới chân núi là hồ nước trong vắt cùng đồi thông bạt ngàn. Là đỉnh núi quay mặt về hướng Đông Nam, nơi đón những tia nắng đầu tiên và nhiều nhất của mặt trời và điều quan trọng nhất là các khối đá hoa cương ở đây vô cùng cứng cáp, theo tính toán thì phải mất 10.000 năm ngọn núi này mới đi mòn đi 1 inch (2,54 cm). Với tài nghệ của nhà điêu khắc vĩ đại, sử dụng ánh sáng cùng sự gồ ghề của đá hoa cương để tạo nên chân dung của 4 vị tổng thống có hồn một cách kì lạ.

Đã trải qua 75 năm, công trình vĩ đại trên núi đá hoa cương vẫn đứng đó, mặc gió mưa hay ánh nắng gay gắt, khắc nghiệt của thiên nhiên, sừng sững và uy nghiêm, giống như 4 vị tổng thống: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt, và Abraham Lincoln đang dõi theo sự phát triển của đất nước Hoa Kì.

2. Kim Tự Tháp Cheops - sử dụng đá hoa cương cho căn phòng Pharaoh
Là kim tự tháp thuộc quần thể kim tự tháp ở cao nguyên Giza, hay còn được gọi là Kim Tự Pháp Khufu vì được dựng lên để làm nơi an nghỉ cho vị vua Pharaoh Khufu. Được xây dựng vào khoảng những năm 2560 trước Công nguyên, công trình mất khoảng 14 đến 20 năm để hoàn thành. Đây là Kim Tự Tháp cổ và vĩ đại nhất trong số các Kim Tự Tháp nổi tiếng ở khu vực này.

da hoa cuong kim tu thap

Bên ngoài, kim tự tháp này sử dụng tới 5,9 triệu tấn đá vôi xếp lên nhau mà không cần bất kì loại vật liệu kết dính nào, và được lấy tại nơi xây dựng hay còn gọi là đá địa phương. Tuy nhiên, căn phòng uy nghiêm, quan trọng nhất là phòng Paraoh làm bằng đá hoa cương đỏ lấy từ vùng Aswan, đầu nguồn song Nil, cách đó tới 900km, theo chuyên gia, họ ước tính phòng này làm từ 8 -9 khối đá granite đỏ có trọng lượng tới 25 – 80 tấn. Quan tài được khoét từ khối đá hoa cương cùng loại tuy nhiên vẫn chưa thể biết được có đựng xác ướp của vị vua này hay không. Ngoài ra, rất nhiều các kim tự tháp sử dụng đá hoa cương cho đỉnh tháp hay ốp vách, làm bẫy, đặc biệt là làm các quan tài cho các vị vua và hoàng hậu.

Còn rất nhiều bức tượng hay các công trình, thành phố cổ được xây dựng bằng đá granite, ngay cả bức tượng nữ thần tự do của Mĩ cũng sử dụng loại đá này để lát dưới chân tượng. Đá hoa cương một lần nữa khẳng định được sức mạnh, vẻ đẹp với thời gian. Ngày nay, chúng được đánh bóng để tăng tính thẩm mĩ, vẻ đẹp trong hạng mục như làm đá ốp mặt tiền, đá ốp bếp, đá hoa cương cầu thang...

Ngày nay để tiét kiệm thời gian thì con người không còn tự gia công đá hoa cương tại công trình mà sử dụng dịch vụ gia công tại các kho xưởng để giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian.
SHARE

Công Ty TNHH Thương Mại XNK Đá Thiên Nhiên

Gin

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét